Tynnyl Shop

GIẢI MÃ BAO BÌ MỸ PHẨM

Nguyễn Phương Minh
Ngày 19/11/2022

BÀI VIẾT NÀY CÓ GÌ? 

Các ký hiệu và thông số trên bao bì mỹ phẩm có ý nghĩa gì:

1. Net Wt. hoặc Net volume

2. Exp và Lot number

3. Barcode

4. QR Code

5. PAO (Period after Opening)

6. Refer to insert

7. Mobius Loop (Recyle):

8. Chứng nhận Cruelty Free, Ecocert và USDA

9. Claims (Cam kết)

Các ký hiệu và thông số trên bao bì mỹ phẩm có ý nghĩa gì:

  • Net Wt. hoặc Net volume

Là trọng lượng hoặc dung tích thực (đã trừ chai lọ) của sản phẩm, thường được viết theo đơn vị Oz/lbs (khi bán ở Mỹ) hoặc ml/gram.

 

giải mã bao bì mỹ phẩm

Chữ “e” đi kèm có nghĩa là “estimated”, tức là giá trị tương đối của số đó. Cho nên dung lượng sản phẩm có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số ghi trên bao bì 1 xíu, theo quy định cho phép là vài %.

  • Exp và Lot number

EXP là ngày hết hạn của mỹ phẩm (hay còn gọi là EXP Date – Expiring Date), còn MFG. Date (Manufacturing Date) là ngày sản xuất. Đôi khi, ngày sản xuất không được ghi riêng mà tích hợp thẳng vào Lot number để tiết kiện không gian.

Ví dụ:
Lot number là 300820CF01 có nghĩa là sản phẩm này được sản xuất ngày 30/08/2020 và nằm trong lô số CF01. 

  • Barcode

Mã vạch barcode là các sọc đen và trắng, chứa các thông tin về sản phẩm mà nhà sản xuất, kinh doanh muốn thể hiện như: mã sản phẩm, tên sản phẩm…. Thông tin có thể được truy xuất dễ dàng và nhanh chóng bằng máy quét mã vạch. Barcode thường được dùng để quản lý danh mục các loại sản phẩm trong siêu thị, khi có quá nhiều sản phẩm cần được phân biệt trong thời gian ngắn. Do đó barcode không nên được dùng để kiểm tra xem sản phẩm đó có phải là auth hay fake, vì thông tin trong đó không thể dùng để xác định vấn đề này. Ngoài ra thì barcode cũng có thể dễ dàng bị sao chép hàng loạt lên các bao bì sản phẩm khác.

giải mã bao bì mỹ phẩm

  • QR Code

Quick Response (QR) code là 1 đoạn mã cho phép các thiết bị có thể đọc nhanh các thông tin của sản phẩm như: địa chỉ web, email, mô tả, giới thiệu sản phẩm, địa điểm sự kiện…

 

giải mã bao bì mỹ phẩm

Mã QR ưu việt hơn Barcode vì chứa được nhiều ký tự hơn, nên thể hiện được nhiều loại thông tin hơn. Ngoài ra nó cũng chiếm ít diện tích trên bao bì do kích thước vuông vắn nhỏ gọn của nó.

QR Code có loại tĩnh (static) và động (dynamic), vốn sẽ thay đổi liên tục. QR Code cũng có được ứng dụng để kiểm tra tính auth, fake của mỹ phẩm, nhưng tùy thuộc vào cách quản lý nữa.

  • PAO (Period after Opening)

PAO

PAO (thời hạn sử dụng sau khi mở nắp) với con số 6M, 9M, 12M, 18M là thời gian sản phẩm nên sử dụng trước khi phải bỏ đi. Thời gian này được nhà sản xuất quy định, và nên là con số tối thiểu.Do đó, đôi khi 1 sản phẩm có PAO 6 tháng nhưng nếu bảo quản tốt thì có thể vẫn sử dụng bình thường nếu đã quá 6 tháng. Tuy nhiên nhà sản xuất không chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh sau đó.

  • Refer to insert

Là biểu tượng bàn tay chỉ vào cuốn sách có nghĩa là sản phẩm có kèm theo tài liệu, cần tham khảo thêm. Ngoài ra nó cũng có thể hiểu là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng sản phẩm.

Đọc manual

  • Mobius Loop (Recyle):

Bao bì này có thể được tái chế. Nếu có con số ở giữa biểu tượng thì có nghĩa là % có thể tái chế của bao bì.

CẨM NANG GIẢI MÃ BAO BÌ MỸ PHẨM

  • Chứng nhận Cruelty Free, Ecocert và USDA

Các chứng nhận Không thử nghiệm trên động vật (Animal testing free)

giải mã bao bì mỹ phẩm
Nguồn: Green Hub

 

Một số tổ chức phát hành 3 chứng nhận này, dành cho các công ty muốn sử dụng để làm marketing, quảng bá là sản phẩm không thử nghiệm trên động vật. Sử dụng chứng nhận này trên bao bì có thể cần trả 1 khoản phí hàng năm cũng như 1 số thủ tục, giấy tờ cần thiết.  3 tổ chức nổi bật nhất là Peta, CCIC và Choose Cruelty Free.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mỹ phẩm đều không còn thử nghiệm trên động vật, ngoại trừ các mỹ phẩm bán chính thức ở Trung Quốc. Quy định của nước này yêu cầu tất cả mỹ phẩm khi lưu hành phải có chứng nhận an toàn cho người và phải được thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên những năm gần đây, dưới áp lực của thế giới, quy định này đang dần được gỡ bỏ.

Ngoài ra còn các chứng nhận về nguồn gốc nguyên liệu như Ecocert, USDA được dùng thể hiện rằng mỹ phẩm này chứa các thành phần Organic.

Đối với chứng nhận Ecocert sẽ có 2 nhãn là Ecocert Organic và Ecocert Natural.

Về cơ bản, các thành phần Ecocert sẽ không chứa:

  • GMO
  • Parabens
  • Phenoxyethanol
  • Nanoparticles (kích thước nano)
  • Silicon
  • PEG
  • Synthetic perfumes and dyes (hương liệu nhân tạo và màu nhân tạo)
  • Animal-derived ingredients: các thành phần nguồn gốc từ động vật, ngoại một số thành phần được thu hoạch tự nhiên như sữa, mật ong…

Với Ecocert Organic, 95% số lượng thành phần và 10% khối lượng thành phần sử dụng phải có nguồn gốc organic.

Đối với nhãn Ecocert Natural, chỉ cần 50% số lượng thành phần và 5% khối lượng thành phần buộc phải có nguồn gốc Organic.

Ví dụ: serum A nặng 30gr có 100 thành phần gồm A1, A2, …A100 thì để được chứng nhận Organic, sản phẩm phải có 95 thành phần gồm A1, A2…A95 có chứng nhận organic. Ngoài ra A50 + A51+…A90… phải lớn hơn hoặc bằng 3gr.

CẨM NANG GIẢI MÃ BAO BÌ MỸ PHẨM

 

  • Claims (Cam kết)

Những cam kết của hãng trên sản phẩm như:

Clinically Proven: đã có nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của sản phẩm (chứ không chỉ của thành phần)
Dermatology test: đã hoàn thành bài kiểm tra lên da hơn chục người tình nguyện mà không gây ra các phản ứng kích ứng trầm trọng, khá là an toàn. Điều này không đồng nghĩa với việc bài test được thực hiện bởi bác sĩ da liễu và cũng không đảm bảo là bạn sẽ không bị kích ứng khi sử dụng.
Đơn giản là da mỗi người mỗi khác, và bài test này cũng chỉ được thực hiện lên vài chục người thôi.
Anti-wrinkle và whitening: cam kết chống nhăn da, phải được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu theo FDA rồi mới được gắn lên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên ở các nước Châu Á có luật pháp lỏng lẻo như Việt Nam, Thái Lan, thậm chí Hàn Quốc, các cam kết này được sử dụng khá là thoải mái.
SLS Free, Paraben Free, Alcohol Free…: sản phẩm không chứa chất nào đó. Cam kết này không bị quy định, và được sử dụng như công cụ marketing bởi thương hiệu.

Viết bình luận của bạn

Skin Cycling

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 01/03/2023

Skin cycling – Vòng lặp dưỡng da được cho là phương pháp dưỡng da mới mẻ, tối ưu và vì thế tạo hiệu ứng kích...

Xem thêm

Dự đoán xu hướng dưỡng da năm 2023

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 24/02/2023

  Năm 2022 đã khép lại, thị trường mĩ phẩm và các diễn đàn dưỡng da đã chứng kiến những sự chuyển mình của lĩnh vực...

Xem thêm

Tóc sâu - nguyên nhân và cách xử lí

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 08/02/2023

Khi phát hiện có tóc sâu hay còn gọi là tóc ngứa, nhiều người thường chọn cách nhổ bỏ nhưng đây không phải là giải...

Xem thêm

NHẬN NGAY KHUYẾN MÃI VÀ BÀI VIẾT HAY NHẤT TỪ TYNNYL

icon icon icon

Giỏ hàng