Tynnyl Shop

Urea là gì? Hoạt chất làm dịu da, phục hồi hiệu quả

Nguyễn Phương Minh
Ngày 13/11/2022

Urea là thành phần quen thuộc có mặt trong các sản phẩm cấp- dưỡng ẩm, và hơn thế nữa Urea chính là ứng viên sáng giá trong các tình huống “cấp cứu” khi làn da bị kích ứng, đỏ, rát hay bong tróc nhiều. Được mệnh danh là “cứu tinh” cho da kích ứng đặc biệt là kích ứng với Retinoids, Urea được tín nhiệm rất cao về độ hiệu quả nhanh chóng trong chữa lành da và nuôi dưỡng làn da. 

Cùng Tyn tìm hiểu về hoạt chất này nha!

BÀI VIẾT NÀY CÓ GÌ? 

1. Urea là gì?

2. Cơ chế hoạt động của Urea

3. Urea trong lĩnh vực da liễu

4. Lợi ích của Urea

4.1 Giảm tình trạng mất nước của da

4.2 Củng cố hàng rào bảo vệ da

4.3 Tăng sinh biểu bì

4.4 Tẩy tế bào chết nhẹ

5. Tác dụng phụ cần lưu ý

6. Kết luận

1. Urea là gì?

 Urea là gì? Hoạt chất làm dịu da, phục hồi hiệu quả

Urea là một dạng phân tử hữu cơ, có trọng lượng thấp, nó bao gồm phân tử cacbonyl gắn cùng với hai amin dư. Urea là nhân tố dưỡng ẩm tự  nhiên có sẵn trong cơ thể, được sinh sau quá trình gan “tiêu hóa” các protein được dung nạp. 

Đây là một chất hút ẩm (có khả năng hấp thụ nước vào da), cách hoạt động trên bề mặt da cũng giống như những chất cấp ẩm tự nhiên của da, và cũng là một chất thiết yếu cho việc hydrat hóa trên lớp biểu bì. 

Bạn hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu da mình bị mất nước không? Lúc này có thể ví da  như một cái sa mạc, cứ  hút nước không ngừng nghỉ, việc tăng sinh biểu bì sẽ giảm lại, bị ức chế quá trình loại bỏ da chết (khó bong tróc) và gây ra vấn đề tăng sừng nhanh chóng, khiến lỗ chân lông bị bí tắc và dẫn đến nhiều vấn đề khác. Đó là lý do vì sao da luôn cần những hoạt chất như này để cung cấp nước và duy trì độ ẩm cho làn da. 

Quay lại về hoạt chất Urea, nó là một chất làm mềm da, cũng có thể xem là một chất tiêu sừng; giảm các triệu chứng như ngứa, đỏ, rát. 

Trong y học, Urea được đưa vào điều trị vết thương tại chỗ, vì nó có đặc tính kháng viêm, giúp làm dịu vết thương nhanh chóng. Trong lĩnh vực da liễu, Urea được sử dụng phổ biến, đưa vào điều trị các bệnh lý như vảy nến, viêm da dị ứng, mụn thịt, viêm da tiết bã,… Ngoài ra, thì Urea cũng làm tăng khả năng thẩm thấu cho các loại thuốc thoa khác, có thể hiểu là một dạng booster, để giúp các hoạt chất hoạt động được hiểu quả và tối ưu nhất. 

2. Cơ chế hoạt động của Urea

Urea ở nồng độ cao phù hợp cũng được xem là một chất tiêu sừng, nhưng rất nhẹ nhàng hoàn toàn không mạnh mẽ như các chất AHA/BHA hay retinoids. Như các chất keratolytic khác, chúng hoạt động bằng cách phá vỡ liên kết trên lớp sừng, cụ thể là tiêu hủy các mảng da khô ráp để giúp mở đường đưa chất nuôi dưỡng da vào bên trong. 

Chúng sẽ làm giảm tình trạng TEWL (mất nước qua biểu bì), làm tăng khả năng giữ nước và tăng sức đề kháng của hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh và hạn chế bị vi khuẩn xấu xâm nhập. Hơn hết, Urea có thể hoạt động như một chất duy trì độ ẩm cho da khi trong môi trường có độ ẩm thấp, kiểm soát điều chỉnh các peptide giúp kháng khuẩn ở trong da. 

3. Urea trong lĩnh vực da liễu

 Urea là gì? Hoạt chất làm dịu da, phục hồi hiệu quả

Nồng độ Urea trong các sản phẩm điều trị dao động từ 2% – 20%, mỗi nồng độ theo phù hợp theo từng trường hợp như sau:

  • Viêm da dị ứng: bệnh này ảnh hưởng làm rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da tự nhiên, sản phẩm sử dụng tầm 4% nồng độ Urea sẽ giúp cải thiện quá trình hydrat hóa, tổng hợp lipid để làm giảm tình trạng viêm da dị ứng. Khi so sánh sử dụng kem dưỡng Urea 5% và Urea 10% cho tình trạng này, thì không tìm thấy sự khác biệt giữa hai sản phẩm này và hầu như chúng đều ra một kết quả giống nhau, và tỷ lệ làm giảm tình trạng viêm da là không đáng kể. 
  • Xerosis: nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng Urea 15%-20% có tác dụng rõ rệt và làm giảm triệu chứng đáng kể. Sử dụng với tần suất 2 lần trong ngày một thời gian dài cũng đem lại khả năng giảm nguy cơ tái phát. 
  • Ichthyosis (bệnh vảy cá): đây là tình trạng bị rối loạn di truyền, khô da kéo dài, biểu hiện thường là bong tróc, đỏ da. Thông thường, tình trạng này được dùng Urea 2%-10% (nồng độ 10% là được ứng dụng thường xuyên nhất). Với công thức 10% thì hiệu quả đem lại khá rõ ràng như giảm đi những biểu hiện bong tróc, đỏ, sần da và nứt nẻ. Chúng làm tăng hàm lượng nước trong da và giảm tỉ lệ TEWL (mất nước qua biểu bì) đáng kể. 

Ngoài những trường hợp này thì các bệnh lý như bệnh vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da cho bị chiếu xạ, bị dày sừng hóa,… đều được ứng dụng hoạt chất này trong các phác đồ điều trị. 

4. Lợi ích của Urea 

 Urea là gì? Hoạt chất làm dịu da, phục hồi hiệu quả

4.1 Giảm tình trạng mất nước của da

Từ đầu bài đến giờ, thì cụm từ “mất nước qua biểu vì (TEWL)” được nhắc đến khá nhiều và công dụng của Urea chính làm nằm ở đấy. Nó sẽ giúp da hạn chế bị mất nước và duy trì độ ẩm cho làn da trở nên mềm hơn, dịu hơn và không bị khô da. 

4.2 Củng cố hàng rào bảo vệ da

Urea là một trong những chất phục hồi da hiệu quả và không hề thua kém bất kỳ hoạt chất nào. Phục hồi giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da trở nên khỏe mạnh, đồng thời đem lại khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Làm bình thường hóa chức năng của lớp màng bảo vệ và giúp da duy trì độ ẩm cũng như hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài môi trường như vi khuẩn, khói bụi,… làm tổn thương bề mặt da. 

4.3 Tăng sinh biểu bì 

Hoạt chất hỗ trợ điều chỉnh cấu trúc và chức năng của lớp biểu bì. Nó có thể kiểm soát sự tăng trưởng các tế bào sừng của làn da. 

4.4 Tẩy tế bào chết nhẹ

Như đã nói về cách hoạt động của Urea, nó sẽ phá vỡ các liên kết keratin trên bề mặt, làm bong các mảng tế bào chết trên bề mặt da, hỗ trợ cho các chất nuôi dưỡng có thể thẩm thấu vào sâu bên trong, giúp da được nuôi dưỡng tối hơn. 

5. Tác dụng phụ cần lưu ý

 Urea là gì? Hoạt chất làm dịu da, phục hồi hiệu quả

Urea là một chất được xem như có trong tự nhiên, cụ thể là trong cơ thể. Nên việc Urea đem lại tác dụng phụ thì hầu như rất ít, nếu có thì có tỷ lệ chiếm khá thấp. Tuy nhiên, Urea có thể sử dụng mỗi ngày nếu sản phẩm đó có kết hợp giữa các hoạt chất khác, chủ yếu tập trung việc nuôi dưỡng và cấp ẩm cho làn da. 

Để sử dụng hàng ngày nên sử dụng Urea 5% là phù hợp. Với hầu hết các sản phẩm kem dưỡng ẩm chứa Urea nồng độ cao từ 10 % trở lên có thể gây nặng mặt, nhờn rít và không phù hợp với da dầu. Bởi vậy trong những trường hợp da rất khô hoặc đang bị bong tróc kích ứng đặc biệt do Retinoids thì hãy lựa chọn những sản phẩm có nồng độ Urea cao nhé. 

6. Kết luận

Urea là một chất cung cấp độ ẩm, có thể phục hồi và giúp da trở lại như vẻ bình thường sau các tình trạng kích ứng, bong tróc, đỏ rát hay mẩn đỏ. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. 

Reference

1. Friedman AJ, von Grote EC, Meckfessel MH. Urea: a clinically oriented overview from bench to bedside. J Drugs Dermatol. 2016;15:633–639. [PubMed] []

2. Verzì AE, Musumeci ML, Lacarrubba F, Micali G. History of urea as a dermatological agent in clinical practice. Int J Clin Pract. 2020;74(Suppl 187):e13621. [PubMed] []

3. Pan M, Heinecke G, Bernardo S, et al. Urea: a comprehensive review of the clinical literature. Dermatol Online J. 2013;19:20392. [PubMed] []

4. Starace M, Alessandrini A, Piraccini BM. Clinical evidences of urea at high concentration on skin and annexes. Int J Clin Pract. 2020;74(Suppl 187):e13740. [PubMed] []

5. Piraccini BM, Alessandrini A, Bruni F, Starace M. Acute periungueal dermatitis induced by application of urea-containing cream under occlusion. J Dermatol Case Rep. 2012;6:18–20. [PMC free article] [PubMed] []

6. Celleno L. Topical urea in skincare: a review. Dermatol Ther. 2018;31:12690. [PubMed] []

7. Trullàs-Cabanes C, Mirada-Ferré A, Salomon-Niera M. El valor de la urea en el cuidado y tratamiento de la piel. Revista Dermatológica Perú 2008;18(1):41–44. []

8. Grether-Beck S, Felsner I, Brenden H, et al. Urea uptake enhances barrier function and antimicrobial defense in humans by regulating epidermal gene expression. J Invest Dermatol. 2012;132:1561–1572. [PMC free article] [PubMed] []

9. Berardesca E, Cameli N. Non-invasive assessment of urea efficacy: a review. Int J Clin Pract. 2020;74(Suppl 187):e13603. [PubMed] []

10. Sethi A, Kaur T, Malhotra S, Gambhir M. Moisturizers: the slippery road. Indian J Dermatol. 2016;61:279–287. [PMC free article] [PubMed] []

Viết bình luận của bạn

Trị Mụn Tại Nhà – Sau Kì Nghỉ Dài

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 30/04/2024

  Mụn sẽ xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Bã nhờn, mồ hôi, vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ lại không thoát ra...

Xem thêm

Skin Cycling

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 01/03/2023

Skin cycling – Vòng lặp dưỡng da được cho là phương pháp dưỡng da mới mẻ, tối ưu và vì thế tạo hiệu ứng kích...

Xem thêm

Dự đoán xu hướng dưỡng da năm 2023

Nguyễn Phương Minh
|
Ngày 24/02/2023

  Năm 2022 đã khép lại, thị trường mĩ phẩm và các diễn đàn dưỡng da đã chứng kiến những sự chuyển mình của lĩnh vực...

Xem thêm

NHẬN NGAY KHUYẾN MÃI VÀ BÀI VIẾT HAY NHẤT TỪ TYNNYL

icon icon icon

Giỏ hàng